(Rèm cửa Minh Đăng) - Cửa sổ có muôn hình vạn cỡ, nhưng mục đích chính vẫn là để điều chỉnh ánh sáng và không gian riêng. Tùy thuộc vào hướng so với mặt trời và không gian mở mà mỗi kiểu cửa sổ sẽ được trang trí với kiểu rèm cửa khác nhau. Có loại cửa sổ cần những kiểu rèm ấn tượng, trong khi có những loại chỉ cần được che lại càng kín càng tốt. Vải, gỗ và các chất liệu tổng hợp đều có tính thẩm mỹ khác nhau và khả năng cản ánh sáng khác nhau. Loại nào phù hợp với cửa sổ nhà bạn? Để lấy ý tưởng, hãy cùng tham khảo những mẫu rèm với hình dạng, chất liệu và cách thiết kế dưới đây. Chúng sẽ khiến cho những ô cửa sổ nhà bạn trở nên đặc biệt.

Mục đích: Thiết kế rèm cho những ô cửa sổ rộng hoặc có thiết kế đặc biệt.
Lý do: bất kể với hình dạng hay kích cỡ như thế nào, cửa sổ là để cho ánh sáng tràn vào, nơi nhìn ra không gian bên ngoài, đồng thời từ bên ngoài nhìn vào trong ngôi nhà bạn. Một cửa sổ rộng hay có thiết kế đặc biệt nếu không được trang bị rèm sẽ dẫn đến việc ánh sáng vào phòng quá nhiều (chưa kể đến cái nắng gay gắt của mùa hè) hay ảnh hưởng đến không gian riêng trong phòng.
Cần quan tâm những gì

Rèm: như bạn thấy trong hình này, một phần tấm rèm vải được giấu ở phía trên làm tăng thêm nét hiện đại cho căn phòng ngủ. Rất nhiều người chọn phong cách rèm dọc này vì tính tiện dụng cũng như chi phí hợp lý của nó.

Với không gian hướng biển như thế này thì cần có một giải pháp sáng tạo để vừa tận dụng view đẹp vừa đảm bảo không gian riêng trong phòng. Mỗi mảnh rèm nhỏ riêng biệt được điều khiển từ xa để có thể tùy chỉnh độ sáng, tầm nhìn không bị cản trở. Vấn đề cửa sổ quá rộng được giải quyết với kiểu rèm nhiều lớp xếp chồng lên nhau và lên bức tường phòng. Nhưng nếu chọn kiểu rèm này thì bạn cũng nên làm quen với giá của nó, có thể gấp đôi hoặc gấp ba so với kiểu rèm kéo thông thường do hệ thống điều khiển từ xa của nó.
Như kiểu rèm trong hình này, nó được thiết kế khá đơn giản. Và trọng lượng của nó cũng nhẹ để có thể dễ dàng di chuyển. Nó được làm bằng tre hoặc gỗ ép, nguyên liệu thường thấy đối với kiểu rèm Roman.

Cửa chớp: Đôi khi chỉ cần một phần cửa sổ là đủ như đối với kiểu phòng khách trần cao như hình trên. Rèm cửa chớp có vẻ như khá tốn kém, nhưng nếu bạn linh hoạt một chút và chỉ cần che một nửa phần phía dưới thôi. Hiệu quả thật bất ngờ phải không, vừa đáp ứng đúng mục đích lại tiết kiệm chi phí.

Giải pháp thông minh cho kiểu phòng tắm này là rèm cửa chớp bao quanh toàn bộ. Một ô cửa sổ nhỏ gắn chắc chắn bằng chiếc bản lề sẽ phát huy tác dụng tốt nếu như bạn muốn có cửa thông gió.

Một minh chứng cụ thể về tác dụng của rèm cửa chớp cho kiểu thiết kế cửa sổ đặc biệt này phải không. Tuy nhiên, bạn cũng sẽ phải chi một khoản kha khá đấy

Rèm rãnh trượt: rèm rãnh trượt nhẹ nhàng, khuếch tán đủ ánh sáng cho căn phòng trong khi vẫn đảm bảo được không gian riêng. Đối với phòng khách hiện đại, thanh đỡ bằng kim loại trải dài theo chiều rộng của bức tường cho phép rèm che hết cả phần cửa sổ và cửa chính.

Đối với phòng ngủ, rãnh rèm được giấu vào trong sẽ tạo nên nét đẹp thanh thoát, mềm mại cho căn phòng đồng thời tạo độ tương phảnsắc nét kiểu kiến trúcđộc đáo.

Rèm trượt trải theo chiều rộng của phòng có thể che hết cả phần cong của cửa sổ là một giải pháp tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên nó cũng còn phụ thuộc vào việc nó được thiết kế ẩn giấu như thế nào và chất liệu rèm ra sao.
Rèm bên ngoài: bạn có nghĩ rèm chỉ dùng cho bên trong ngôi nhà không thôi? Kiểu rèm cuốn Los Angeles này rất gọn gàng và kín đáo. Thiết kế cuốn hai chiều giúp kiểm soát ánh sáng và không gian riêng. Hơn nữa nó còn có thể được tùy chỉnh để tận dụng hướng gió rất hiệu quả.

Ban đầu căn nhà này được thiết kế để có thể sử dụng kiểu rèm này. Một mái hiên cần được che chắn chẳng hạn. Trước khi quyết định sử dụng chất liệu gì để thiết kế rèm cho mái hiên thì nên tính toán đến độ bền và sức chịu lực gió của nó.

Kết hợp các loại rèm: Kết hợp các loại rèm khác nhau cũng là ý tưởng hay cho căn phòng của bạn. Như phòng ngủ trong hình trên đây, rèm tự động cuốn từ trên xuống che phần của sổ kính hướng sáng chói, trong khi 2 cửa sổ còn lại sử dụng rèm cửa chớp che một nửa tạo cảm giác ấm áp.

Khu vực cửa sổ dự bị có thể kết hợp cả hai kiểu rèm, phần ở dưới là cửa sổ chớp bằng gỗ và phần ở trên là kiểu rèm roman thường thấy.

Ở đây, rèm được thiết một phần vải bọc che đi thanh trượt ở đầu giường. Rèm trượt gấp ở trung tâm được dùng cho phần cửa sổ cong, và rèm Ronam cho phần phía dưới của cửa sổ.

Rèm giả: Trang trí cửa sổ còn rất rất nhiều cách đơn giản khác nữa. Một chất liệu đơn sắc che đi hệ thống điều khiển rèm trong phòng khách cũng là ý tưởng hay để tạo sự mềm mại cần thiết.

Mặc dù phần rèm phía trên của cửa sổ phòng tắm này là cố định, thì phần dưới của nó là kiểu rèm Roman linh động để vẫn đảm bảo lượng ánh sáng tự nhiên mà không làm ảnh hưởng tới các chi tiết khác trong phòng.

Bạn có để ý các phần gờ trên mỗi cửa sổ trong căn phòng bếp này không. Tác dụng của nó là để chứa hệ thống rèm tự động có thể hạ xuống bất kỳ lúc nào. Khi rèm được kéo lên, nó được ẩn giấu một cách kỹ càng, mà không hề ảnh hưởng tới kiến trúc của phòng bếp.

Mời độc giả xem thêm: giới thiệu về rèm gỗ của Minh Đăng